Những điều cần lưu ý và cách lựa chọn dầu mỡ bôi trơn trong máy ép viên nén

1. Sơ lược máy ép viên nén gỗ trong dây chuyền sản xuất

Dây chuyền Nhà máy ép viên nén gỗ gồm có:

Máy nghiền: Nghiền nguyên liệu thành dạng mùn cưa trước khi đưa vào máy nén

Máy sấy: Giúp loại bỏ độ ẩm của nguyên liệu vừa nghiền, đưa chúng về mức ẩm phù hợp nhất với quá trình sản xuất viên nén gỗ.

Máy ép nén: Máy nén gỗ có vai trò nén nguyên liệu thành các viên gỗ dài, rắn chắc mà không cần dùng đến bất cứ loại keo kết dính nào.

Máy làm mát: Làm mát viên nén gỗ trước khi đưa vào đóng gói để tránh tình trạng hấp hơi gây mốc viên nén.

Máy đóng gói: Máy đóng gói phụ trách đóng viên nén vào các bao, túi plastic với khối lượng quy định.

Nguyên lý hoạt động Nhà máy ép viên nén: Nguyên liệu sau khi nghiền sẽ được đưa vào máy sấy thùng quay, sau khi đạt được độ ẩm phù hợp sẽ chuyển đến máy ép viên mùn cưa, theo công nghệ ép viên, các nguyên liệu mùn cưa sẽ được nén thành các viên gỗ rắn chắc sau đó chuyển sang máy làm mát để làm giảm nhiệt độ. Khi viên gỗ đã được đưa về một mức nhiệt độ phù hợp sẽ được vận chuyển tiếp đến máy đóng gói và được đóng thành các bao, túi với khối lượng quy định.

Cấu tạo máy ép viên nén gỗ:

Trong dây chuyền trên thì máy ép viên đóng vai trò quan trọng nhất. Cấu tạo của máy ép viên như sau:

  • Máy hoạt động nhờ vào một động cơ chính truyền động với một trục thẳng đứng và liên kết với con lăn, khi con lăn chuyển động, các nguyên vật liệu bị cán xuống khuôn thông qua các lỗ, một dao cắt được bố trí tại mặt dưới khuôn để định độ dài cho viên nén.
  • Các máy ép viên khi hoạt động đều sinh ra nhiệt lượng lớn do quá trình ma sát của vật liệu với khuôn, và  vật liệu với con lăn do đó ở một số máy có công suất lớn đều cần phải giám sát nhiệt độ ở những bộ phận này thông qua các cảm biến nhiệt độ (thường được nhà chế tạo máy gắn sẵn) đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ việc bôi trơn vòng bi bạc đạn bằng loại mỡ chịu nhiệt phù hợp.

2. Dầu mỡ bôi trơn máy ép viên nén gỗ:

Các bộ phận sử dụng Dầu mỡ bôi trơn máy ép viên nén:

Hộp số máy ép viên nén gỗ:

Máy nén ép đều được dẫn động thông qua các hộp số thích hợp để tạo ra các viên nén với các vật liệu khác nhau. Việc sử dụng hộp số có tỷ số truyền khác nhau sẽ đưa ra tốc độ quay của khuôn và con lăn ép khác nhau. Khi sử dụng tốc độ hộp số thấp, sử dụng nhiều momen (lực ép) nhưng quay với tốc độ thấp –> điều này hoàn toàn phù hợp với việc nén ép tạo ra viên gỗ sử dụng vật liệu vào là mạt gỗ cứng.

Máy nén ép sử dụng tốc độ thấp sẽ yêu cầu ít chất kết dính và bôi trơn, còn đối với máy nén ép chạy với tốc độ cao –> moment lực nhỏ sẽ phù hợp với việc nén các viên nén sử dụng nguyên liệu có khối lượng riêng thấp như: rơm, cỏ, thức ăn gia súc và sẽ yêu cầu cao hơn về chất kết dính và bôi trơn

Vòng bi máy ép viên nén gỗ:

Gồm có: Vòng bi trục máy máy ép viên gỗ, vòng bi trục áp lực, vòng bi trục truyền động, bộ phận tản nhiệt, máy cấp nguyên liệu và các vòng bi máy phụ trợ khác thường được bôi trơn bằng mỡ bôi trơn chịu nhiệt.

Yêu cầu về mỡ chịu nhiệt độ nén của máy nén

Việc lựa chọn chính xác tên và cấp mỡ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và năng suất đầu ra của máy. Nhiệt độ máy ép viên khi hoạt động rất cao, thông thường trên 200 độ C và tải trọng rất nặng, ma sát nhiều nóng nhiều, vòng bi rất nhanh hư hỏng. Hầu hết csc dòng mỡ chịu nhiệt Lithium L3, L4, NLGI.3, NLGI.4, No.T3 thông thường nhiệt độ nhỏ giọt thường dưới 180 độ C, nhiệt độ hoạt động không quá 120 độ C, điều đó có nghĩa là mỡ sẽ bị tan chảy rất nhanh khi máy hoạt động, gây tiêu hao mỡ lớn, vòng bi hoạt động mà không có chất bôi trơn, ma sát trực tiếp làm mau hỏng vòng bi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *